Hệ thống cảng biển Việt Nam đang rất được quan tâm và chú trọng phát triển. Bởi hệ thống cảng biển có mạnh thì mới tạo lực để thúc đẩy thông thương hàng hóa giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới. Đó cũng chính là định hướng kinh tế hội nhập của nước ta trong tương lai.
1. Quy mô hệ thống cảng biển Việt Nam
Với lợi thế đường bờ biển dài, quy mô hệ thống cảng biển ở Việt Nam những năm qua không ngừng được mở rộng và phát triển.
Hiện nay, nước ta có 45 cảng biển. Trong đó, có 2 cảng biển loại I (cảng biển đặc biệt), 11 cảng biển loại I, 7 cảng biển loại II, 14 cảng biển loại III.
Nguồn (https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn)
Theo tin https://vneconomy.vn/ trong năm 2022 sẽ có 10 bến cảng mới được đưa vào hoạt động năng tổng số bến cảng là 296. Các bến cảng được bổ sung gồm:
- Bến cảng Nosco – cảng biển Quảng Ninh
- Bến cảng tổng hợp Long sơn – cảng biển Nghi Sơn, Thanh Hóa
- Bến cảng xăng dầu Hải Hà – Quảng Trị
- Bến cảng dầu khí quốc tế Pacific Petro – Tiền Giang
- Bến cảng Tân cảng Giao Long – Bến Tre
- Bến cảng Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 2 – Trà Vinh
- Bến cảng Cái Mép Gemadept – Terminal Link và Tổng hợp Cái Mép – Vũng Tàu
- Bến cảng VIMC Đình Vũ và bến cảng chuyên dùng FGG – Hải Phòng.
Bên cạnh đó, theo quy hoạch tổng thể phát triển cảng biển Việt Nam giai đoạn 2021-2030 thì hệ thống cảng biển nước ta được chia thành 6 nhóm. Cụ thể:
Nhóm 1 |
Cảng biển phía Bắc từ Quảng Ninh đến Ninh Bình |
Nhóm 2 |
Cảng biển Bắc Trung Bộ từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh |
Nhóm 3 |
Cảng biển Trung Trung Bộ từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi |
Nhóm 4 |
Cảng biển Nam Trung Bộ từ Bình Định đến Bình Thuận |
Nhóm 5 |
Cảng biển Đông Nam Bộ gồm cả Côn Đảo và sông Soài Rạp, Long An |
Nhóm 6 |
Cảng biển đồng bằng sông Cửu Long gồm cả Phú Quốc và các đảo Tây Nam. |
(Nguồn: https://baodautu.vn/thu-tuong-chinh-phu-phe-duyet-quy-hoach-cang-bien-viet-nam-giai-doan-2021—2030-d152101.html)
2. 5 cảng biển lớn nhất Việt Nam hiện nay
Theo trang eaglesfwd.com đưa tin, top 5 cảng biển lớn nhất có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế cả nước bao gồm:
Cảng Hải Phòng
Cảng Hải Phòng là một trong những cảng có quy mô lớn nhất tại nước ta nằm trong Top 50 cảng biển hoạt động hiệu quả nhất thế giới năm 2021 do Ngân hàng Thế giới (WB) và Công ty nghiên cứu thị trường Anh IHS Markit bình chọn.
Hiện nay, cảng có 5 chi nhánh, khu vực cảng có 21 cầu tàu với tổng chiều dài là 3.567m. Là địa điểm lưu thông hàng hóa lớn nhất miền Bắc, cảng Hải Phòng sẵn sàng tiếp nhận khoảng 10 triệu tấn/năm. Ngoài ra, cảng biển ở Hải Phòng còn có thể tiếp đón các tàu cỡ lớn đạt 40.000 DWT. Trong tương lai cảng Lạch Huyện sẽ đầu tư phát triển để đón tiếp tàu siêu trọng 100.000 DWT.
Cảng Vũng Tàu
Cảng Vũng Tàu là cụm cảng biển tầm quốc gia và là cảng đầu mối quốc tế lớn, hoạt động hiệu quả tại Việt Nam. Cảng là đầu mối thông thương hàng hóa quan trọng tại khu vực Đông Nam Bộ.
Cảng Vũng Tàu có 4 khu bến là: khu bến Cái Mép, Sao Mai Bến Đình, khu bến Phú Mỹ, Mỹ Xuân, khu bến sông Dính, khu bến Đầm, Côn Đảo. Một số bến tại cảng Vũng Tàu có thể tiếp đón tàu đạt 30.000 DWT.
Cảng Vân Phong
Cảng Vân Phong có vị trí tại vịnh Vân Phong, gần với nhiều tuyến đường quốc tế và lưu thông hàng hóa thuận tiện với HongKong, Singapore và nhiều quốc gia khác. Cảng có 8 bến tàu container với sức chở 12.000 TEU và theo dự kiến, cảng có thể tiếp nhận 5 triệu TEU/năm.
Cảng Quy Nhơn
Tuy chỉ có duy nhất một khu bến cảng Thị Nại nhưng với công suất tiếp nhận tàu đạt 50.000 DWT, cảng Quy Nhơn cũng được đánh giá là một trong những cảng biển lớn tại nước ta. Đồng thời diện tích của khu bến cảng là 306.568m2, diện tích kho 30.732m2 luôn sẵn sàng lưu thông lượng hàng hóa xuất, nhập khẩu lớn.
Cảng Cái Lân (Quảng Ninh)
Đây là một cảng nước sâu thuộc cụm cảng Hòn Gai tỉnh Quảng Ninh. Cảng Cái Lân đang được định hướng và mở rộng để trở thành một trong những địa điểm trung chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu lớn nhất tại Việt Nam. Cảng có 8 cầu tàu, 2 bến bốc xếp, 2 bến nghiêng và sẵn sàng tiếp đón những tàu tải trọng lớn từ 1 đến 5 vạn tấn cập bến.
Nguồn: https://eaglesfwd.com/chi-tiet-ban-tin/top-10-cang-bien-lon-nhat-viet-nam-hien-nay-eagles-global-forwarding-corp.html
3. Đặc điểm cảng biển Việt Nam
Cảng biển Việt Nam được đánh giá nhiều lợi thế, đứng trước thời cơ mới để phát triển nhưng cũng tồn tại những hạn chế nhất định.
Điểm mạnh
- Hệ thống cảng biển được quy hoạch đồng bộ, gắn với các vùng kinh tế lớn của cả nước để tạo động lực phát triển kinh tế vùng nói riêng và kinh tế nước nhà nói chung.
- Một số cảng được quan tâm và đầu tư với quy mô hiện đại, mang tầm vóc quốc tế ngày càng thể hiện được vai trò kết nối như: cảng Hải Phòng, cảng Vũng Tàu.
- Sự tăng lên không ngừng về số lượng càng tại Việt Nam. Cùng với đó là sự nâng cao về năng lực và chất lượng dịch vụ. Thực tế, sản lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển liên tục tăng, trong giai đoạn năm 2016-2020, khối lượng hàng hóa thông qua biển mỗi năm tăng trung bình 10%.
Điểm yếu
- Hệ thống cảng biển phát triển chưa tương xứng với tiềm năng hiện có, chưa được đầu tư tương xứng.
- Công tác quy hoạch cảng biển vẫn còn nhiều hạn chế.
4. Định hướng phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam
Định hướng năm 2030, nước ta sẽ phát triển hệ thống cảng biển đồng bộ, hiện đại, chất lượng dịch vụ cao để thu hút được nhiều đối tác nước ngoài. Đẩy mạnh lưu thông hàng hóa của Việt Nam ra thị trường thế giới để tạo động lực ghi dấu ấn kinh tế Việt trên bản đồ kinh tế thế giới. Đồng thời, vẫn làm tốt vai trò vừa phát triển kinh tế biển vừa đảm bảo quốc phòng an ninh, an toàn hàng hải và bảo vệ môi trường.
Với những lợi thế về vị trí địa lý, đường bờ biển dài, hệ thống cảng biển Việt Nam vẫn đang góp phần không nhỏ đẩy mạnh nền kinh tế nước nhà. Cùng với những định hướng đúng đắn, trong tương lai hệ thống cảng biển Việt Nam sẽ có bước phát triển mạnh mẽ với những dấu ấn mới.