Năm 2023, các tập đoàn, doanh nghiệp lớn tại Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức kinh tế do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19; tác động của lạm phát và suy thoái kinh tế lan rộng trên toàn cầu; diễn biến phức tạp gây đứt gãy chuỗi cung ứng từ chiến sự Nga – Ukraine.
Trong lĩnh vực bất động sản, tín hiệu cũng không có sự lạc quan hơn khi rất nhiều các vụ việc tiêu cực liên quan đến các Tập Đoàn Bất Động Sản lớn của Việt Nam xảy ra từ năm 2022 và sự lũng đoạn trên thị trường chứng khoán đã khiến cho năm 2023 trở thành một năm đầy thách thức đối với các Tập Đoàn lớn tại Việt Nam nói chung và các Tập Đoàn lớn Miền Bắc nói riêng.
Dự báo chung về kinh tế Việt Nam năm 2023
Đầu năm 2023, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đưa ra dự báo cho thấy tăng trưởng kinh tế năm 2023 có thể đạt mức 6,47% theo kịch bản 1 và 6,83% trong kịch bản 2. Xuất khẩu cả năm dự báo tăng 7,21% trong kịch bản 1 và tăng 8,43% trong kịch bản 2. Thặng dư thương mại dự báo tương ứng ở các mức 5,64 tỷ USD và 8,15 tỷ USD. Lạm phát bình quân năm 2023 dự báo lần lượt ở mức 4,08% và 3,69%.
Lợi nhuận năm 2023 được FiinGroup dự báo tăng chậm lại ở ngành ngân hàng và suy giảm ở hầu hết các doanh nghiệp, tập đoàn lớn có tỷ trọng vốn hóa lớn thuộc ngành bất động sản, tài nguyên cơ bản (thép), hóa chất. Ngược lại, tăng trưởng được dự báo duy trì ở những nhóm ngành mang tính phòng thủ và quy mô vốn hóa nhỏ như bất động sản công nghiệp, công nghệ thông tin, điện, dược phẩm, nước.
Còn báo cáo tình hình kinh tế-xã hội quý I/2023, GDP ước tính chỉ tăng 3,32% so với quý I/2022, chỉ duy nhất dịch vụ là ngành có tốc độ tăng trưởng cao. Kinh tế khó khăn cũng thể hiện ở sự biến động doanh nghiệp. Bình quân một tháng có gần 20,1 nghìn doanh nghiệp rời khỏi thị trường.
Từ góc độ doanh nghiệp, năm 2023, tập đoàn, doanh nghiệp lớn tại Việt Nam đang phải đối mặt với sáu khó khăn là: sức cầu hàng hóa dịch vụ giảm (thể hiện ở đơn hàng giảm), giá đầu vào tăng, huy động vốn khó khăn, chịu sự cạnh tranh khốc liệt hơn, khả năng quản trị doanh nghiệp suy giảm, các hỗ trợ từ bên ngoài chưa thực tế và dài hơi.
Trước những thách thức của nền kinh tế, trong năm 2023, các tập đoàn, doanh nghiệp lớn sẽ tập trung nhiều hơn vào những mục tiêu đầu tư ngắn hạn thay vì dài hạn, nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn phải điều chỉnh giảm kế hoạch. Bên cạnh đó, các chuyên gia kinh tế đưa ra nhận định các tập đoàn, doanh nghiệp lớn nên chú trọng xây dựng sức mạnh nội tại của mình như nguồn nhân lực và đổi mới công nghệ, kỹ thuật và quản lý.
Bất động sản công nghiệp vẫn tiếp tục duy trì sức hấp dẫn
Savills Việt Nam dự báo nhu cầu thuê đất công nghiệp tiếp tục cao trong năm nay. Nhu cầu này đặc biệt tập trung ở các KCN trọng điểm của các tỉnh miền Bắc và miền Nam – nơi tập trung các thương hiệu chủ đầu tư BĐS công nghiệp chuyên cung cấp các sản phẩm chuyên biệt như nhà kho xây sẵn (RBW), nhà xưởng xây sẵn (RBF), đất công nghiệp và kho bãi tổng hợp…
Trong Quý 1/2023, với làn sóng chuyển dịch lớn từ các nhà đầu tư khối thị trường nói tiếng Trung, thị trường BĐS công nghiệp đã chứng kiến sự “đổ bộ” mạnh mẽ của các doanh nghiệp lớn đến từ Hong Kong, Đài Loan, Trung Quốc… Mặc dù Quý 1/2023 là năm đầu tiên FDI vào Việt Nam giảm 39% so với cùng kì năm trước, tuy nhiên sang Quý 2, thị trường đã khởi sắc trở lại, dự báo sẽ tiếp tục tăng.
Doanh nghiệp lớn Hải Phòng trong lĩnh vực Bất động sản Công Nghiệp
Tập Đoàn Sao Đỏ là một trong các dn lớn ở Hải Phòng trụ vững trong tình hình Kinh tế suy thoái và biến động các năm qua. Là 1 hoạt động đa ngành được thành lập năm 2002 với mảng kinh doanh chính là Bất Động Sản, Sao Đỏ đã có những bước đi riêng để khẳng định vị thế của nhà phát triển dự án hàng đầu thành phố Cảng.
Trải qua 20 năm xây dựng và phát triển, Tập đoàn Sao Đỏ được đánh giá là nhà phát triển bất động sản uy tín với chiến lược kinh doanh riêng. Dự án KCN Nam Đình Vũ do Sao Đỏ làm chủ đầu tư đã được nghiên cứu và triển khai từ 15 năm trước – thời điểm BĐS công nghiệp tại Việt Nam còn chưa phát triển.
Nam Đình Vũ có diện tích lên tới 1.329 ha và là KCN duy nhất tại Việt Nam được quy hoạch toàn diện với 4 phân khu chức năng liên hoàn gồm: Khu cảng biển và kho bãi logistics; khu cảng dầu khí và hàng lỏng; khu đất công nghiệp; và khu đất công nghiệp kho bãi phức hợp; Nam Đình Vũ trở thành lựa chọn chiến lược dành cho các Nhà đầu tư khi đến với Hải phòng.
Kết thúc quý I/2023, Tập đoàn Sao Đỏ cho biết giai đoạn 1 của khu công nghiệp đã lấp đầy 100%. Hiện đối với giai đoạn 2 (khu vực phía Nam Khu công nghiệp Nam Đình Vũ), 200 ha hạ tầng triển khai đã đón nhận nhiều dự án được hình thành, chúng tôi đang tiếp tục san lấp và làm hạ tầng cho 380 ha tiếp theo để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Để chủ động đón nhận làn sóng đầu tư mới tập trung vào bất động sản công nghiệp miền Bắc, trên cơ sở hạ tầng được đầu tư hoàn thiện, Tập đoàn Sao Đỏ đang triển khai nhiều chương trình hỗ trợ xúc tiến thương mại cho các nhà đầu tư Đài Loan, Hồng Kông… đồng thời cung cấp những tiện ích, giá trị gia tăng tạo ra sức hút cho các nhà đầu tư vào Thành phố Hải Phòng.