Với 5 lưu ý quan trọng khi đầu tư khu công nghiệp sau đây sẽ giúp các nhà đầu tư có được những thông tin khách quan, từ đó đưa ra quyết định đầu tư phù hợp, hiệu quả.
1. Quy định pháp luật về đầu tư khu công nghiệp
Theo quy định của Luật Đất Đai 2013 các cá nhân, tổ chức muốn đầu tư đất khu công nghiệp cần tuân thủ những quy định của điều luật này. Việc nắm rõ các quy định theo Luật đất đai sẽ giúp bạn đầu tư khu công nghiệp nhanh chóng, tránh những rắc rối không đáng có trong suốt quá trình hoạt động.
Dưới đây là những quy định mà các nhà đầu tư cần nắm rõ khi thực hiện đầu tư khu công nghiệp:
- Với cá nhân, tổ chức kinh tế là người Việt Nam: Lựa chọn hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc hình thức thuê đất của Nhà nước. Ngoài ra có thể đầu tư dưới hình thức chuyển nhượng, thuê đất gắn với kết cấu hạ tầng khu công nghiệp.
- Tổ chức, cá nhân người Việt Nam định cư ở nước ngoài/ người nước ngoài: Được lựa chọn hình thức giao nhận đất có thu tiền sử dụng đất, thuê đất của Nhà nước và trả tiền thuê đất 1 lần cho cả thời gian thuê hoặc trả theo từng năm. Hoặc có thể thuê đất gắn với kết cấu hạ tầng do tổ chức, cá nhân người Việt Nam định cư nước ngoài/người nước ngoài đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp.
2. Hệ thống tiện ích và hạ tầng khu công nghiệp được đầu tư bài bản
Lựa chọn khu công nghiệp có hạ tầng tốt là một quyết định có vai trò quan trọng bậc nhất. Đây sẽ là nhân tố tác động lâu dài đến hoạt động và lợi ích của doanh nghiệp. Khu công nghiệp có hệ thống tiện ích đồng bộ, khoa học, giúp các doanh nghiệp có môi trường kinh doanh thuận tiện, chi phí sản xuất được tối ưu và mang lại nhiều lợi thế cạnh tranh để tăng trưởng và phát triển tốt.
Địa điểm đầu tư được coi là “đắc địa” khi đáp ứng những điều kiện cơ bản sau:
- Sở hữu hạ tầng cơ sở, giao thông đồng bộ, tiện ích để doanh nghiệp an tâm sản xuất kinh doanh.
- Giao thông thuận tiện, kết nối nhanh với các khu vực trung tâm, sân bay, bến cảng…
- Điều kiện tài nguyên, môi trường, điều kiện xã hội thuận lợi, tận dụng được những nguồn năng lượng tự nhiên để giảm thiểu chi phí.
Đây cũng là yếu tố khiến Khu công nghiệp Nam Đình Vũ trở thành điểm sáng đầu tư nhờ tích hợp 4 phân khu chức năng liên hoàn, bổ trợ lẫn nhau bao gồm: Khu công nghiệp, khu cảng biển và hậu cần cảng, khu phi thuế quan, khu cảng dầu khí và hàng lỏng. Có thể thấy, các phân khu tạo thành chuỗi cung ứng khép kín, tiết giảm chi phí sản xuất, tiết kiệm thời gian và chi phí vận chuyển.
3. Trình tự thủ tục đầu tư khu công nghiệp
Khi đã lựa chọn được địa điểm đầu tư khu công nghiệp thì các doanh nghiệp cần hoàn thiện thủ tục đầu tư. Quy trình làm thủ tục đầu tư khu công nghiệp gồm:
- Bước 1: Ký hợp đồng thuê đất với chủ đầu tư
- Bước 2: Tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
- Bước 3: Sau khi đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp hay chính là Giấy đăng ký kinh doanh.
- Bước 4: Được bên chủ đầu tư cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và Giấy phép xây dựng.
- Bước 5: Doanh nghiệp hoàn thiện đầy đủ các thủ tục đầu tư và đi vào hoạt động/
Với thủ tục này, các doanh nghiệp sẽ mất khá nhiều thời gian để hoàn thiện. Tuy nhiên, nếu lựa chọn được chủ đầu tư tận tâm thì các bạn sẽ hoàn toàn yên tâm bởi chủ đầu tư sẽ có nhiều chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất để doanh nghiệp sớm hoàn thiện thủ tục.
4. Lựa chọn chủ đầu tư khu công nghiệp
Việc lựa chọn chủ đầu tư khu công nghiệp uy tín mang lại sự an tâm trong suốt quá trình đầu tư. Với tầm nhìn chiến lược, kinh nghiệm hoạt động lâu năm, chủ đầu tư sẽ có khả năng linh hoạt, thích ứng với sự thay đổi của thị trường mang đến dự án gia tăng giá trị cho đối tác.
Nhà đầu tư uy tín được đánh giá thông qua các yếu tố:
- Tầm nhìn chiến lược với những dự án mang tầm quốc tế.
- Khu công nghiệp được quy hoạch bài bản, đồng bộ và khoa học.
- Năng lực tài chính tốt, có tiềm năng tăng trưởng ổn định
- Hạ tầng logistic đồng bộ, có tính kết nối cao.
- Chủ đầu tư nhận được sự tín nhiệm cao từ đối tác.
5. Hạ tầng khu công nghiệp
Hạ tầng khu công nghiệp đóng vai trò là “nền móng” để doanh nghiệp phát triển. Khi lựa chọn được khu công nghiệp có hạ tầng đầy đủ, đồng bộ các doanh nghiệp sẽ phát triển sản xuất, kinh doanh hiệu quả.
Những năm gần đây, khu công nghiệp Nam Đình Vũ được giới đầu tư quan tâm và trở thành điểm đến của những dự án kho thông minh, dự án sản xuất quy mô lớn nhờ có hệ thống hạ tầng, dịch vụ logistics, dịch vụ hải quan hoàn thiện:
- Hệ thống giao thông nội khu: Đường trục rộng 46m – 34m – 23m
- Hệ thống cấp điện: Được cung cấp từ điện lưới quốc gia với công suất 4 x 63 MVA
- Hệ thống cấp nước: Đường ống F600 với công suất tối đa 30.000m3/ngày đêm.
- Hệ thống xử lý nước thải: Được gom về trạm xử lý có công suất đạt 10.000m3/ngày trước khi thải ra môi trường.
- Hệ thống xử lý rác thải: Được gom và xử lý đúng theo tiêu chuẩn.
Ngoài 5 yếu tố kể trên, chủ đầu tư có thể tìm chọn dự án được ưu đãi về thuế, giảm phí dịch vụ quản lý cơ sở hạ tầng cũng như chính sách hỗ trợ để có quá trình đầu tư thuận lợi, hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, tối ưu chi phí.