Tập đoàn bất động sản Hải Phòng vượt khó 6 tháng đầu năm 2023

Theo báo cáo từ Tổng cục Thống kê, trong 5 tháng đầu năm 2023, số lượng doanh nghiệp bất động sản (BĐS) thành lập mới trên toàn quốc chỉ có 1.744 doanh nghiệp, giảm 61,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, số doanh nghiệp bất động sản giải thể là 554 đơn vị, tăng tới 30,4%. Thị trường bất động sản cả nước được đánh giá chung là còn nhiều khó khăn cho tới hết năm 2023, tuy nhiên các Tập đoàn bất động sản Hải Phòng đã tìm ra lối đi để vượt khó.

Một góc thành phố Hải Phòng (ảnh: TTXVN)Một góc thành phố Hải Phòng (ảnh: TTXVN)

Tình hình thị trường BĐS Hải Phòng 6 tháng đầu năm 2023

Theo TS. Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, thị trường BĐS Hải Phòng đã trở thành điểm sáng nổi bật trên bản đồ BĐS của cả nước trong nửa đầu năm 2023. Trong khi thị trường BĐS của cả nước vẫn đang trong tình trạng trầm lắng và đang đợi đến, thì thị trường Hải Phòng đã thể hiện sự tăng trưởng mạnh mẽ. Nhiều dự án quan trọng đã hoàn thành, bắt đầu triển khai xây dựng, từ các dự án giao thông quan trọng cho đến việc khởi công các dự án nhà ở xã hội.

Từ đầu quý 2 các tập đoàn bất động sản Hải Phòng phục hồi mạnh mẽ.

Từ đầu quý 2, sự phục hồi của thị trường BĐS Hải Phòng đã trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết. Số lượng giao dịch thành công ngày càng gia tăng và mức giá cũng tăng từ 5-10% so với quý 1.

6 tháng đầu năm 2023, Hải Phòng đã thành lập 3 Cụm công nghiệp với quy mô 150ha. Nhiều dự án đầu tư tại Hải Phòng đã mở rộng chuỗi cung ứng, hình thành lên chuỗi liên kết ngành quy mô lớn. 3 năm tới, Hải Phòng dự kiến sẽ xây dựng 15 KCN mới với tổng diện tích 6200 ha, thu hút 12-15 tỷ USD vốn đầu tư FDI. Nhu cầu BĐS công nghiệp tăng cao, từ Trung Quốc, Hàn Quốc, đặc biệt là các dự án có sẵn kho bãi, nhà xưởng có quy mô dưới 3ha ở khu vực vùng ven.

Quý 2/2023 – Tín hiệu sáng từ các tập đoàn bất động sản Hải Phòng

Vào đầu quý 2 năm 2023, thị trường bất động sản Hải Phòng đã chứng kiến sự phát triển tích cực, thể hiện qua các dấu hiệu khởi sắc rõ nét hơn. Khối lượng giao dịch đã ghi nhận sự thành công ngày càng nhiều, đồng thời mức giá cũng tăng từ 5-10% so với quý 1. Trong 6 tháng đầu năm 2023, số lượng dự án nhà ở xã hội

vẫn được duy trì ở mức tốt, vẫn đảm bảo đủ độ hấp dẫn để kích thích các hoạt động đầu tư, phát triển BĐS. Giao dịch tập trung ở phân khúc nhà ở thấp tầng, chung cư cao cấp. BĐS công nghiệp tiếp tục phát triển, duy trì tỷ lệ lấp đầy, với giá thuê có thể tăng nhẹ.

Dự kiến trong quý 3, sẽ có khoảng 800 sản phẩm thấp tầng được đưa ra thị trường. Lượng sản phẩm mở bán mới này được kỳ vọng sẽ sẽ dẫn dắt thị trường, kéo giá nhà khu tái định cư, khu đô thị… tăng lên.

Đất thổ cư trong dân ở các khu vực đầu tư phát triển mạnh về hạ tầng và vùng ven KCN có khả năng tiếp tục tăng giá.

Kết quả đó là nhờ sự quan tâm từ các cấp TW, những nỗ lực của thành phố trong công tác quy hoạch và đầu tư xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị; nhờ các dự án lớn của các Tập đoàn Bất động sản Hải Phòng khai thác, phát huy tiềm năng của thành phố cảng.

Hải Phòng trở thành thành phố công nghiệp gắn với cảng biển phát triển hiện đại, thông minh, bền vữngHải Phòng trở thành thành phố công nghiệp gắn với cảng biển phát triển hiện đại, thông minh, bền vững (ảnh: báo Tiền Phong)

Tập đoàn Bất động sản Hải Phòng chờ đợi bứt phá quý 3-4

Một diễn biến đang được thị trường BĐS hết sức quan tâm, đó là từ tháng 5 lãi suất huy động của hệ thống ngân hàng tiếp tục giảm. Nhiều ngân hàng thương mại có thị phần lớn áp dụng mức lãi suất huy động phổ biến quanh mức 8%/năm, 4 ngân hàng quốc doanh lớn (Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank) duy trì mức lãi suất tiền gửi 12 tháng ở mức 7,2%/năm.

“Đáng chú ý, chưa bao giờ Nhà nước lại đưa ra các quyết sách liên tiếp trong một thời gian ngắn dành cho thị trường BĐS, đó là: Nghị định 08/NQ-CP tháo gỡ khó khăn cho trái phiếu DN; Quyết định 338/QĐ-TTg về đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội (NƠXH) từ nay đến năm 2030; Nghị định 10/NĐ-CP bổ sung quy định về cấp quyền sở hữu cho BĐS du lịch nghỉ dưỡng; đặc biệt là Nghị quyết 33/NQ-CP về giải pháp tháo gỡ, thúc đẩy thị trường BĐS phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.

Đây là Nghị quyết toàn diện, tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho thị trường trong cả ba nhóm vấn đề về pháp lý, nguồn vốn và NƠXH. Với động thái trên, tôi cho rằng muộn nhất đến quý IV/2023 thị trường BĐS sẽ khởi sắc trở lại” – TS Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế nhận định.

Nhìn chung, các nhận định đều cho rằng quý IV/2023 là thời điểm lĩnh vực BĐS sẽ phục hồi với các tỉnh thành lớn chịu ảnh hưởng suy thoái kinh tế, và đà đi lên với các tỉnh thành vẫn duy trì tăng trưởng như Hải Phòng. Các tập đoàn Bất động sản Hải Phòng có thể tận dụng nguồn vốn giá rẻ từ lãi suất thấp để tiếp tục phát triển các dự án BĐS theo quy hoạch của chính quyền thành phố tới năm 2030.

Tập đoàn Sao Đỏ là một trong những tập đoàn Bất động sản Hải Phòng có uy tín trong khu vực. Tập đoàn được chủ tịch Trần Văn Thắng thành lập vào năm 2002 và đã đi qua một quá trình phát triển 20 năm trong nhiều lĩnh vực kinh doanh, chủ yếu về bất động sản, cảng biển, kho bãi, logistics. Tập đoàn nổi tiếng với Dự án bất động sản Anh Dũng II quy mô 145.951,7 m2, dự án bất động sản đô thị Thành Tô quy mô 42.007 m2, dự án bất động sản đô thị Sao Đỏ I quy mô 12.206,7 m2 và tiêu biểu là Dự án khu phi thuế quan, cảng biển và khu công nghiệp Nam Đình Vũ (quy mô: 1.329ha) là dự án lớn nhất của tập đoàn đến thời điểm hiện tại. Nam Đình Vũ được nhận giải thưởng KCN tiêu biểu Việt Nam 2022 và có thể được coi là một điển hình kiểu mẫu khi có hạ tầng công nghiệp và logistics đồng bộ.

(nguồn: tổng hợp từ báo Tiền Phong, Thời báo tài chính Việt Nam, Kinh tế đô thị)

Từ khóa: Tập đoàn bất động sản Hải Phòng

 

Bài viết liên quan

Bình luận

(+84) 965 469 469