Hệ thống danh sách cảng biển Việt Nam

Nền kinh tế Việt đang trên đà tăng trưởng mạnh và kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng lên. Góp một phần quan trọng vào sự thúc đẩy nền kinh tế Việt chính là hệ thống các cảng biển hoạt động hiệu quả và sôi động. Hãy cùng theo dõi bài viết sau để nắm được các thông tin tổng hợp về cảng biển Việt Nam.

1. Danh sách cảng biển tại Việt Nam

Theo báo vietnamplus.vn đưa tin, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Quyết định số 804/QĐ-TTg ngày 8/7/2022 công bố danh mục 34 cảng biển Việt Nam. Theo đó, 34 cảng biển này được phân loại như sau:

Cảng đặc biệt

(*số điểm chấm trên 90 điểm)

02 cảng

Cảng biển Hải Phòng

Cảng biển Bà Rịa Vũng Tàu

Cảng loại 1

(số điểm chấm trên 70 điểm – 90 điểm)

11 cảng

Cảng biển Quảng Ninh

Cảng biển Thanh Hóa

Cảng biển Nghệ An

Cảng biển Hà Tĩnh

Cảng biển Đà Nẵng

Cảng biển Quảng Ngãi

Cảng biển Bình Định

Cảng biển Khánh Hòa

Cảng biển TP. Hồ Chí Minh

Cảng biển Đồng Nai

Cảng biển Cần Thơ

Cảng loại 2 

(tổng số điểm đạt từ 50 – 70 điểm)

7 cảng

Cảng biển Quảng Bình

Cảng biển Quảng Trị

Cảng biển Thừa Thiên Huế

Cảng biển Bình Thuận

Cảng biển Đồng Tháp

Cảng biển Hậu Giang

Cảng Biển Trà Vinh

Cảng loại 3  

(tổng số điểm dưới 50 điểm)

14 cảng

Cảng biển Nam Định

Cảng biển Thái Bình

Cảng biển Quảng Nam

Cảng biển Phú Yên

Cảng biển Ninh Thuận

Cảng biển Bình Dương

Cảng biển Long An

Cảng biển Tiền Giang

Cảng biển Bến Tre

Cảng biển Sóc Trăng

Cảng biển An Giang

Cảng biển Vĩnh Long

Cảng biển Cà Mau

Cảng biển Kiên Giang.

*Nghị định quy định việc đánh giá, phân loại cảng biển dựa theo phương thức chấm điểm. Thang điểm đánh giá là 100 điểm và được xác định cụ thể với từng tiêu chí.

Trong đó

  • Tiêu chí phạm vi ảnh hưởng được phê duyệt qua các tiêu chí:
    • Cảng biển phục vụ cho việc phát triển kinh tế – xã hội của cả nước hoặc liên vùng và có chức năng trung chuyển quốc tế hoặc cảng cửa ngõ quốc tế
    • Cảng biển phục vụ cho việc phát triển kinh tế – xã hội của cả nước hoặc liên vùng
    • Cảng biển phục vụ cho việc phát triển kinh tế – xã hội của vùng
    • Cảng biển phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương
  • Tiêu chí về quy mô được đánh giá trên cơ sở sản lượng hàng hoá thông qua:
    • Sản lượng hàng hoá thông qua cảng biển
    • Cỡ trọng tải tàu tiếp nhận tại cảng biển
Cảng Hải Phòng là một trong 2 cảng đặc biệt đóng vai trò vô cùng quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế liên vùng và cả nước
Cảng Hải Phòng là một trong 2 cảng đặc biệt đóng vai trò vô cùng quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế liên vùng và cả nước

2. Thống kê cảng biển Việt Nam

Ngoài phân chia cảng biển theo vai trò với sự phát triển kinh tế, xã hội thì hiện nay còn phân loại cảng biển theo quy mô, mức độ hiệu quả hoạt động. Cụ thể:

2.1 Cảng biển lớn nhất

Hiện nay, nước ta có 2 cảng biển lớn nhất đã có quá trình hình thành và phát triển lâu đời là cảng Hải Phòng và cảng Vũng Tàu. Cả 2 cảng này đều thuộc cấp quốc gia và là đầu mối quốc tế để thông thương phát triển kinh tế hội nhập với các quốc gia khác.

Theo nguồn tin từ tapchimoitruong.vn cảng Hải Phòng có 42 bến cảng công-ten- nơ và 21 cảng hàng hoá, có khả năng tiếp nhận tàu siêu hạng đạt 40.000 DWT.

2.2 Cảng biển mới

Để phát triển thêm hệ thống cảng biển Việt Nam, Bộ giao thông vận tải đã có Quyết định số 552 về việc bổ sung thêm 10 bến cảng mới, nâng tổng số bến cảng toàn quốc lên tới 296 bến cảng. 10 bến cảng mới gồm:

  • Bến cảng Nosco – Quảng Ninh
  • Bến cảng Long Sơn – Nghi Sơn, Thanh Hóa
  • Bến cảng Xăng dầu Hải Hà – Quảng Trị
  • Bến cảng dầu khí Quốc tế Pacific Petro – Tiền Giang
  • Bến cảng Tân cảng Giao Long – Bến Tre
  • Bến cảng nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 2 – Trà Vinh
  • Bến cảng Cái Mép Gemadept – Terminal Link – Vũng Tàu
  • Bến cảng Tổng hợp Cái Mép – Vũng Tàu
  • Bến cảng VIMC Đình Vũ – Hải Phòng
  • Bến cảng chuyên dùng FGG – Hải Phòng.

Nguồn: Trang web vietnamplus.vn

Hệ thống cảng biển mới được trải dài từ Bắc vào Nam sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế theo xu thế hội nhập của nước ta.

2.3 Cảng biển hoạt động hiệu quả nhất

Theo baoquangninh.com.vn đưa tin về hiệu quả hoạt động của cảng biển trong năm 2021 do Ngân hàng Thế giới (WB) và Công ty nghiên cứu thị trường Anh IHS Markit thực hiện thì vô cùng vinh dự khi Việt Nam có 3 cảng nằm trong Top 50 cảng hoạt động hiệu quả nhất thế giới.

Thông tin

Cảng Cái Lân

Cảng Hải Phòng

Cảng Cái Mép

Vị trí xếp hạng

46

47

49

Năng lực phục vụ

Năng lực xếp dỡ đạt tới 40 container/cẩu/ giờ

Lượng hàng container thông qua cảng đạt lên tới 1.000.000 container trong năm 2021

Trong năm 2021, lượng hàng container xuất – nhập qua cảng Cái Mép ước tính đạt 4.6 triệu TEU.

Chính nhờ sự hoạt động hiệu quả của các cảng biển lớn đã tạo tiền đề đưa hệ thống cảng biển trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi vận tải logistics toàn cầu và thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển. Đồng thời, các khu công nghiệp gần với những cảng biển lớn sẽ có nhiều lợi thế về vận tải, logistics để tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Trong đó, khu công nghiệp Nam Đình Vũ có lợi thế cảng biển nằm nội khu và hưởng trọn tiện ích từ hệ thống cảng Hải Phòng quy mô lớn, hiện đại. Đây sẽ là những ưu thế đặc biệt  để các doanh nghiệp trong khu có môi trường kinh doanh thuận lợi, tiện ích, giảm thiểu chi phí vận chuyển, logistics. Cùng với vị trí đắc địa, quy hoạch đồng bộ, nhiều ưu đãi cực lớn, Nam Đình Vũ là điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư thứ cấp.

Khu công nghiệp Nam Đình Vũ hưởng trọn tiện ích từ hệ thống cảng sẽ mang lại cho các nhà đầu tư thứ cấp môi trường kinh doanh thuận lợi, sự cạnh tranh lớn
Khu công nghiệp Nam Đình Vũ hưởng trọn tiện ích từ hệ thống cảng sẽ mang lại cho các nhà đầu tư thứ cấp môi trường kinh doanh thuận lợi, sự cạnh tranh lớn

Chính nhờ hệ thống cảng biển lớn, hoạt động hiệu quả của một số cảng như Hải Phòng đã góp phần đưa Việt Nam vào bản đồ hàng hải quốc tế. Và những khu công nghiệp biết cách tận dụng những lợi thế từ cảng biển như Nam Đình Vũ sẽ là “thỏi nam châm” hút vốn của các nhà đầu tư thứ cấp.

Bài viết liên quan

Bình luận

(+84) 965 469 469