Phân loại cảng biển Việt Nam

Cảng biển Việt Nam đã và đang đóng góp một phần quan trọng vào nền kinh tế, giúp kinh tế tăng trưởng mạnh và kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng lên. Hãy cùng tìm hiểu các loại cảng biển với bài viết sau đây để có cái nhìn tổng quan về hệ thống cảng biển đang phát triển sôi động tại nước ta.

1. Chức năng của cảng biển

Theo báo vietnamplus.vn đưa tin, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Quyết định số 804/QĐ-TTg ngày 08/07/2022 công bố danh mục 34 cảng biển Việt Nam. Mỗi cảng biển đều có vai trò đóng góp và thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội chung của cả nước.

Chức năng chung của cảng biển gồm:

  • Bảo đảm an toàn cho tàu biển ra vào và hoạt động
  • Cung cấp phương tiện và thiết bị cần thiết cho tàu biển neo đậu, bốc dỡ hàng hoá và đón trả hành khách.
  • Cung cấp dịch vụ vận chuyển, bốc dỡ, lưu kho bãi và bảo quản hàng hóa trong cảng.
  • Để tàu biển và các phương tiện thuỷ khác trú ẩn, sửa chữa, bảo dưỡng hoặc thực hiện những dịch vụ cần thiết trong trường hợp khẩn cấp.
  • Cung cấp các dịch vụ khác cho tàu biển, người và hàng hoá.

Để tìm hiểu cụ thể về các cảng biển tại nước ta, mời bạn đọc tham khảo bài viết: Hệ thống danh sách cảng biển Việt Nam

2. Các loại cảng biển tại Việt Nam

Để biết rõ cảng biển tại Việt Nam được phân chia thành bao nhiêu loại thì cần xác định được tiêu chí phân loại cảng biển.

4.1 Tiêu chí phân loại cảng biển

Theo Điều 3 Nghị định 76/2021/NĐ-CP có nêu rõ tiêu chí phân loại cảng biển bao gồm tiêu chí về phạm vi ảnh hưởng của cảng biển và quy mô cảng biển. Cụ thể:

  • Tiêu chí phạm vi ảnh hưởng của cảng biển: Tiêu chí này sẽ được đánh giá trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Cảng biển phục vụ cho việc phát triển kinh tế, xã hội của cả nước, liên vùng, của vùng, của địa phương hay của doanh nghiệp.  
  • Tiêu chí quy mô cảng biển: Được đánh giá trên cơ sở sản lượng hàng hóa thông qua và trọng tải tàu được tiếp nhận tại cảng biển.  

4.2 Các loại cảng biển ở Việt Nam 

Theo Điều 4 Nghị định 76/2021/NĐ-CP thì cảng biển tại nước ta được phân loại thành 4 nhóm cảng biển. Tiêu chí phân chia sẽ dựa vào đánh giá theo phương thức chấm điểm với thang điểm là 100 điểm.  

  • Cảng biển đặc biệt: Là cảng biển vô cùng quan trọng, quy mô rất lớn và phục vụ phát triển kinh tế xã hội của cả nước. Có tổng số điểm chấm là 90 điểm. 
  • Cảng biển loại I: Đây là nhóm cảng biển quy mô lớn, có nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội liên vùng. Có tổng số điểm chấm là 70 điểm đến 90 điểm.
  • Cảng biển loại II: Nhóm cảng biển loại 2 có quy mô vừa, có vai trò phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của vùng, địa phương. Có tổng số điểm chấm là 50 điểm đến 70 điểm.
  • Cảng biển loại III: Là nhóm cảng biển quy mô nhỏ, phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Có tổng số điểm chấm dưới 50 điểm. 

3. Định hướng phát triển cảng biển Việt Nam 2021 – 2030 tầm nhìn 2050

Theo báo Điện tử Đảng cộng sản Việt Nam đăng bài ngày 24/09/2021 định hướng năm 2030 và tầm nhìn năm 2050, nước ta sẽ phát triển hệ thống cảng biển đồng bộ, hiện đại, chất lượng dịch vụ cao để thu hút được nhiều đối tác nước ngoài. Đẩy mạnh lưu thông hàng hóa của Việt Nam ra thị trường thế giới để tăng kim ngạch xuất khẩu, nâng tầm vị trí kinh tế Việt trên bản đồ kinh tế thế giới. Đồng thời, vẫn làm tốt vai trò vừa phát triển kinh tế biển vừa đảm bảo quốc phòng an ninh, an toàn hàng hải và bảo vệ môi trường.

Tập đoàn Sao Đỏ -

Định hướng của nước ta trong tương lai là phát triển hệ thống cảng biển đồng bộ, hiện đại, chất lượng dịch vụ cao để thu hút được nhiều đối tác nước ngoài 

Với những lợi thế về vị trí địa lý, đường bờ biển dài và sự phân chia cảng biển đúng đắn theo từng chức năng hệ thống cảng biển Việt Nam sẽ tiếp tục góp phần không  nhỏ thúc đẩy nền kinh tế nước nhà. Cùng với những định hướng đúng đắn, hệ thống cảng biển Việt Nam sẽ phát triển bứt phá và tạo nhiều dấu ấn trong tương lai.

Bài viết liên quan

Bình luận

(+84) 965 469 469